Định nghĩa Giới_từ

Các giới từ tạo thành một lớp không đồng nhất có ranh giới mờ. Ranh giới này có khuynh hướng trùng lắp với các thể loại khác (như động từ, danh từ, và tính từ). Vì thế, không thể đưa ra định nghĩa tuyệt đối cho mọi ngôn ngữ để có thể tách ra tất cả các giới từ và chỉ có chúng. Tuy nhiên, các đặc tính dưới đây thường được yêu cầu từ giới từ:

  • Giới từ kết hợp cú pháp với một bổ ngữ đúng nghĩa, thường gặp nhất là danh ngữ (hoặc cụm từ hạn định trong một phân tích khác). (Trong một số phân tích, giới từ không cần bổ ngữ nào. Xem dưới đây.) Trong tiếng Anh, nói chung đây là một danh từ (hay cái gì đó có chức năng như một danh từ, ví dụ một động danh từ), được gọi là đối tượng của giới từ, cùng với bổ giả của nó (bổ giả:= bổ ngữ/định ngữ giả tạo).
  • Giới từ thiết lập quan hệ ngữ pháp kết nối bổ ngữ của nó với một từ hoặc cụm từ khác trong ngữ cảnh. Trong tiếng Anh, nó cũng thiết lập quan hệ ngữ nghĩa, có thể là không gian (in, on, under,...), thời gian (after, during,...), hay logic (via,...).
  • Giới từ xác định các tính chất ngữ pháp nhất định cho bổ ngữ (ví dụ cách (ngữ pháp)) của nó. Trong tiếng Anh, đối tượng của giới từ luôn luôn là cách mục đích (tên gọi khác là cách gián tiếp, tiếng Anh: objective case). Trong tiếng Hy Lạp Koine, giới từ nhất định luôn lấy đối tượng trong một trường hợp nhất định (ví dụ, εν luôn lấy đối tượng trong tặng cách), các giới từ khác có thể lấy đối tượng trong nhiều trường hợp tùy thuộc vào ý nghĩa của giới từ (ví dụ, δια lấy đối tượng trong thuộc cách hoặc trong đối cách, tùy thuộc vào ý nghĩa).
  • Giới từ không bị biến cách ("bất biến"); ví dụ, chúng không có bảng hình thái cho các dạng (ví dụ, cho các thì, các cách và các giống khác nhau, v.v) như đối với động từ, tính từ, danh từ trong cùng ngôn ngữ. Nhưng vẫn có ngoại lệ, ví dụ trong tiếng Celtic (xem giới từ bị biến cách).